Retinol là gì? Tác dụng và cách sử dụng retinol đúng nhất

Mục lục

Retinol là gì?

Thuật ngữ retinoid bao gồm toàn bộ các hợp chất có nguồn gốc từ Vitamin A. Retinoid bao gồm cả các sản phẩm cường độ không kê đơn và theo toa có chứa retinol, retinaldehyde, axit retinoic và các dẫn xuất tổng hợp của nó. Ở “phiên bản” không kê đơn (OTC) của retinoids, retinol chính là các dẫn xuất của vitamin A được chuyển đổi thành axit retinoic.

Retinol là hoạt chất có nguồn gốc từ vitamin A

3 công dụng của retinol

1. Chống lão hóa

Retinol có ích trong việc chống lão hóa vì nó giúp điều chỉnh sự thay đổi của tế bào da và kích thích sản sinh collagen. Điều này giúp da đều màu hơn, cải thiện kết cấu và làm mờ/ hạn chế các nếp nhăn.

Thay vì loại bỏ tế bào chết như nhiều sản phẩm chống lão hóa và trị mụn khác, các phân tử nhỏ cấu thành nên retinol sẽ đi sâu vào lớp biểu bì – đến tận lớp hạ bì của da. Trên con đường này, khi đến lớp giữa của da, retinol giúp trung hòa các gốc tự do để thúc đẩy da sản xuất elastin và collagen để giảm tình trạng nếp nhăn và lỗ chân lông to. Đồng thời retinol vẫn có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da để cải thiện tông màu và kết cấu của da.

Công dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng là một trong những lý do chính khiến nhiều tín đồ làm đẹp chọn lựa các sản phẩm chứa retinol. Với ưu điểm lốn, retinol được xem là một trong những hoạt chất nổi trội không thể thiếu trong chu trình chăm sóc mỗi ngày với sự hiện diện của các loại serum, kem dưỡng.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm được nhiều người tin dùng: Tinh chất cải thiện nếp nhăn Thefaceshop Dr.Belmeur Red Pro-retinol, tinh chất chống lão hoá Paula’s Choice 1% Retinol Peptides + Vitamin C, kem chống lão hóa da ban đêm L’oreal Revitalift Night…

Tinh chất chống lão hoá Paula’s Choice 1% Retinol Peptides + Vitamin Ctăng cường dưỡng ẩm, làm đều màu da và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn

2. Điều trị mụn

Ngoài benzoyl peroxide hay axit salicylic, nếu bạn muốn tìm một chất chống mụn mạnh mẽ hơn thì đó chính là retinol.

Retinol giúp điều trị mụn trứng cá mức độ nặng cũng như cả sẹo mụn. Hoạt chất này giúp lỗ chân lông thông thoáng bằng cách tạo ra các chất phân giải mụn, từ đó ngăn ngừa việc hình thành mụn. Đối với tình trạng mụn nặng, bác sĩ da liễu có thể kê thêm đơn thuốc kháng sinh khi kết hợp điều trị bằng retinol.

3. Cân bằng hydrat hóa

Đây là khả năng đã được chứng minh của retinol. Đặc biệt với da nhờn, retinol còn giúp kiểm soát việc tiết dầu thừa từ lỗ chân lông thông qua khả năng tẩy tế bào chết ở trên.

5 loại retinol phổ biến

  • Retinyl palmitae (không kê toa): Đây là loại dịu nhẹ cho làn da nhất trong các loại retinoid. Retinyl palmitate phù hợp cho những bạn có làn da nhạy cảm và da khô
  • Retinaldehyde (không kê toa): Còn có tên gọi khác là Retinal. Retinaldehyde có khả năng dung nạp tốt và phục hồi các tổn thương gây ra bởi tia UVA.
  • Retinol (không kê toa): Retinol là loại được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Retinol sẽ là thành phần hoạt động mạnh mẽ nhất trong sản phẩm dưỡng da chứa retinoids.
  • Tretinoin (kê toa): Tretinoin có hoạt tính mạnh hơn Retinol gấp nhiều lần và gây kích ứng đặc biệt với da nhạy cảm. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tazarotene (kê toa): Đây là retinoid mạnh nhất trong tất cả các loại kể trên. Tazarotene thường được dùng để điều trị các vấn đề lão hóa da, nên bạn cần sự hướng dẫn về liều dùng của các chuyên gia da liễu trước khi thoa lên da

Bạn nên chọn loại Retinol nào và nồng độ bao nhiêu?

Theo Tiến sĩ Heather D. Rogers – Bác sĩ Da liễu tại New York, thành viên truyền thông của Học viện Da liễu Hoa Kỳ, nồng độ phổ biến nhất của retinol là 1%; 0,5%; 0,3% và 0,25%. Nếu sản phẩm của bạn không ghi rõ số phần trăm retinol trên nhãn thì thường đồng nghĩa là nồng độ thấp hơn 0,25%.

Nồng độ retinol từ 0,25% mới có thể mang lại hiệu quả

Nhiều nghiên cứu chỉ ra cần ít nhất 0,25% retinol mới có thể mang đến hiệu quả cho da. Trong lần đầu sử dụng, bạn nên bắt đầu với nồng độ thấp nhất và tăng dần sau đó. Nếu da khỏe hoặc là da nhờn, bạn có thể thử nồng độ cao hơn và ngược lại nếu da mỏng hoặc khô thì hãy “chậm mà chắc” với 0,25%.

Ngoài ra, quyết định dùng dạng sản phẩm nào – serum hay kem dưỡng – cũng tùy thuộc vào da. Serum mỏng nhẹ, ít gây tắc nghẽn và dễ hấp thụ hơn nên thường phù hợp với người có da dầu hoặc dễ bị mụn. Mặt khác, kem dưỡng thêm tính cấp ẩm và phân phối thành phần hoạt tính từ từ nhẹ nhàng nên sẽ phù hợp hơn cho da khô.

Quy trình dưỡng da với retinol

Để phát huy tối đa công dụng của retinol, thứ tự thực hiện các bước dưỡng da rất quan trọng. Chăm sóc da đúng cách cũng giảm thiểu các phản ứng “không thân thiện” với da nếu bạn dùng retinol nồng độ cao.

  • Bước 1: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Bước 2: Thoa toner dưỡng ẩm, cân bằng da
  • Bước 3: Dùng sản phẩm chứa retinol
  • Bước 4: Thoa kem chống nắng (nếu dưỡng da vào ban ngày). Hoặc thoa kem dưỡng ẩm (trong quy trình dưỡng da ban đêm)

Kem dưỡng là sản phẩm không thể thiếu khi sử dụng retinol

Lưu ý khi dùng retinol

Sử dụng một lượng nhỏ

Một lượng nhỏ bằng hạt đậu cũng đủ để bạn dùng cho toàn bộ gương mặt. Lưu ý, nên tránh các vùng da gần mắt hoặc môi vì da ở đây mỏng hơn bình thường nên dễ xảy ra nguy cơ kích ứng.

Tần suất sử dụng

Dùng quá nhiều retinol không phải là ý hay vì nó có thể làm bạn bị khô da. Khi bắt đầu dùng chỉ nên giữ tần suất 2-3 lần mỗi tuần, sau đó mới tăng dần khi cảm thấy da có thể dung nạp được dưỡng chất.

Hãy kiên nhẫn

Tâm lý chung khi dùng sản phẩm skincare là muốn giải quyết vấn đề như mụn hay nếp nhăn càng nhanh càng tốt nhưng với retinol thì chúng ta cần một khoảng thời gian ít nhất 3 tháng để có thể thấy rõ kết quả. Khi đó mới có thể đánh giá liệu đây có phải là phương pháp phù hợp với mình hay không. Do đó đừng quá nóng lòng mà “đốt cháy giai đoạn”, đẩy nhanh liều lượng hay bỏ ngang giữa chừng bạn nhé.

Nguy cơ kích ứng

Mặc dù retinoids — bao gồm retinol — được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không có tác dụng phụ. Những người sử dụng retinol thường bị khô và kích ứng da, đặc biệt là sau khi sử dụng một sản phẩm mới. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm mẩn đỏ, ngứa ngáy và bong tróc da ở mức độ nhẹ. Hầu hết tác dụng phụ này thường gặp phải khi bắt đầu sử dụng retinol sau 2-4 tuần và dần biến mất sau vài tuần khi da đã quen với sản phẩm. Tuy nhiên, nếu tình trạng kích ứng vẫn tiếp tục diễn ra ở mức độ nặng hơn thì bạn nên giảm bớt liều lượng dùng hằng ngày, theo dõi để điều chỉnh hoặc tìm biện pháp thay thế khác.

Kinh nghiệm để giảm nguy cơ kích ứng là thoa retinol sau khi rửa mặt 30 phút hoặc trộn chung với kem dưỡng và dùng vào ban đêm để tránh tiếp xúc với mặt trời.

Kết hợp retinol với AHA/BHA như thế nào?

Bạn có thể kết hợp sử dụng tuần tự axit hydroxy và retinol. Sau khi thoa sản phẩm AHA hoặc BHA, hãy đợi trong khoảng 30 phút để độ pH của da về mức cân bằng, sau đó tiếp tục dùng đến sản phẩm retinol.